Làm sao có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng?
Bạn tự đánh giá bản thân xem có thực sự phù hợp với vị trí này hay không.
Phỏng vấn xin việc là giai đoạn vô cùng quan trọng với người đi tìm việc làm vậy làm sao để có thể tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng khi xin việc làm
Nhìn chung, khi nhận được lời mời phỏng vấn và khi tham gia phỏng vấn, không chỉ riêng đối với “sếp trẻ tuổi, sếp lớn tuổi” mà đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào, bạn cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức sẵn có và tâm lý ổn định nhằm tạo sự tự tin cho bản thân mình.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý thêm một vài yếu tố căn bản để giúp buổi phỏng vấn đạt được hiệu quả như bạn mong muốn:
– Đến đúng giờ: Một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn, không được quá trễ hoặc quá sớm. Bạn cần phải chủ động chọn giờ hẹn phù hợp cho cả mình và nhà tuyển dụng.
– Nhớ tắt điện thoại di động: Phải nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại khi phỏng vấn không làm tăng giá trị của bạn hoặc làm cho người khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn bạn.
– Tìm hiểu thông tin về công ty bạn sẽ tham gia phỏng vấn: đây là lợi thế cho bạn để biết rõ định hướng và trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng tốt hơn. Điều này cũng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng vì bạn thể hiện thành ý khi tham gia phỏng vấn.
– Trang phục: Trang phục phù hợp cũng là vấn đề quan trọng. Ngoại hình và cách ăn mặc của bạn sẽ là điểm tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Bạn không cần trau chuốt hoặc trang điểm quá đậm, bạn chỉ cần chọn trang phục phù hợp, nổi bật được ngoại hình và tính cách của bản thân.
– Khi kết thúc phỏng vấn, bạn cần cảm ơn nhà tuyển dụng hoặc có thể gửi email cảm ơn vì đã dành cơ hội trao đổi cho hai bên.
Chỉ với khoảng thời gian rất ngắn trong buổi phỏng vấn, để thuyết phục nhà tuyển dụng không phải là một chuyện đơn giản. Muốn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
– Phải thật bình tĩnh lắng nghe và trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra.
– Câu trả lời của bạn phải thẳng thắn, dứt khoát và đầy đủ.
– Nên nghe nhiều hơn nói. Và khi nói thì phải chắc chắn rằng bạn nói đúng và thuyết phục.
– Không nên tạo áp lực trước và trong buổi phỏng vấn. Hãy đi phỏng vấn với một tinh thần thật thoải mái, đừng đặt nặng vấn đề thành bại. Ít nhất sau cuộc phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân và có nhiều hiểu biết hơn về công ty, xa hơn nữa bạn có thể có mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng.
– Bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những nhiệt huyết của bạn thông qua những mục tiêu bạn đặt ra trong tương lại. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá cao những gì bạn muốn công hiến cho công việc.
Về mức lương: đây là vấn đề khá nhạy cảm khi trao đổi. Ứng viên luôn lo lắng và phân vân không biết trả lời như thế nào cho phù hợp với cả hai bên. Để tránh rơi vào trường hợp băn khoăn không tìm ra câu trả lời, bạn nên có một sự chuẩn bị trước như sau:
– Tìm hiểu mức lương của vị trí bạn sẽ ứng tuyển ở một số công ty, bạn có thể tham khảo các vị trí đăng tuyển tại một số website việc làm trực tuyến
– Tìm hiểu kỹ những yêu cầu công việc mà vị trí này cần phải có.
– Bạn tự đánh giá bản thân xem có thực sự phù hợp với vị trí này hay không.
– Khi đến phỏng vấn, bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn mong muốn được làm việc tại vị trí này như thế nào.
– Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến những phúc lợi và cơ hội học hỏi từ vị trí ứng tuyển này hơn là quan tâm về mức lương.
– Ngoài ra, bạn cứ thẳng thắn nói lên mức lương mong muốn của bạn. Nếu bạn là một ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng và có khát khao cống hiến cho công ty, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và thỏa thuận với bạn để có thể đưa ra một mức lương phù hợp hơn
Leave a Reply